Ta đặt La kinh tại điểm tâm nhà, căn sao cho đường chỉ đỏ dọc của La kinh hướng thẳng ra trước nhà. Đường chỉ đỏ ngang song song với vách ngang sau nhà và vuông góc với vách dọc nhà hay hướng nhà (đây là cách xác định hướng cho nhà hình chữ nhật, hoặc hình đơn giản, hình phức tạp thì cần phải có cách xác định riêng). Tiếp đó, xoay mặt la kinh sao cho kim thiên trì chỉ đúng vào 180 độ (độ số trong ao trì).
Đến đây ta đã có thể biết được nhà cần đo có hướng bao nhiêu độ rồi. Cách xác định hướng cửa của ngôi nhà cũng tương tự như vậy, nhưng khi đặt La kinh ta phải căn cứ vào hướng của Ngạch cửa, cạnh khuôn cửa để đặt đường chỉ đỏ hướng theo. Khi xác định được tâm nhà và hướng nhà rồi, ta tiếp tục phân cung cho ngôi nhà theo 24 sơn hướng và đối chiếu xem cửa mở thuộc sơn nào trong 24, đây chính là vị của cửa mà ta cần tìm.
Tiêu chuẩn phần ngoại bàn của La Kinh:
Mặt đế la kinh
Một chiếc la kinh tốt có phần đế được làm bằng chất liệu cản từ. Những chiếc la kinh có đế kim loại trông đẹp mắt nhưng chắc chắn sẽ thiếu độ chính xác. Bởi kim loại làm ảnh hưởng không nhỏ tới từ tính trên la bàn của la kinh.
Một trong những chất liệu cản từ hiệu quả nhất chính là nhựa polimer cao cấp. Khi chọn la kinh, bạn nên để ý phần đế có chắc chắn, vuông vức hay không. Phần đế cần có sự chắc chắn để giữ cân bằng cho la kinh. Chất liệu nhựa polimer mang đến độ bền, tránh cong vênh, đảm bảo sự chính xác tuyệt đối của la kinh.
Giọt cân tâm
Để la kinh khi đo được thẳng, phần ngoại bàn cần có thêm điểm giọt nước. Khi sử dụng, bạn có thể để la kinh ở trước mặt, lấy làm sao cho điểm nước rơi đúng vào chính giữa. Có như vậy, la kinh mới thăng bằng, kim chỉ nam trên la kinh mới chính xác.
Tiêu chuẩn không thể thiếu của nội bàn
Phần nội bàn la kinh bao gồm: mặt in, đường Thiên Tâm Thập Đạo và Thiên Trì.
Thiên trì của La Kinh
Thiên trì là bộ phận quan trọng nhất trên La Kinh
La Kinh phải có Thiên Trì thì mới quyết định được phương Tý-Ngọ, mới phân biệt được Âm-Dương, hoạch định được Bát Quái, Cửu Cung, Ngũ Hành, mới sử dụng được Can-Chi, mới biết được Long, Hướng, Khí, Mạch hay dở. Một chiếc la kinh được đánh giá tốt hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào Thiên Trì. Để đảm bảo kết quả đo chính xác nhất, Thiên Trì được làm bằng đồng vàng mạ crom. Chiếc kim bên trong được nạp từ để sử dụng. Khi dùng sẽ đem lại cảm giác nhẹ và chính xác hơn.
Mặt in
Phần mặt in của một chiếc la kinh tốt được làm từ fip đồng cao cấp. Các tầng (vòng) được thể hiện rõ ràng các con số dù là nhỏ nhất. Ngoài ra, mặt la kinh có cả sự phân chia thành các cung, cực độ, các phương vị ở tất cả các vòng.
Mặt in đồng cần được phủ lớp PU chống oxi hóa, chống nhiễm từ, đảm bảo chất lượng la kinh đến mức độ hoàn hảo nhất.
Mặt in sắc nét
Đường Thiên Tâm Thập Đạo
Đường Thiên Tâm Thập Đạo là sợi chỉ đỏ được căng trên mặt của la kinh theo chữ Thập. Giao điểm 2 sợi nằm chính giữa Thiên trì. Người sử dụng la kinh khi đo đạc căn cứ vào vị trí đường dây cắt qua số nào thì đó chính là hướng (hay phương vị) của chủ thể cần đo.
Lưu ý khi kiểm tra la kinh: xoay mặt nội bàn để đường Thiên tâm thập đạo cắt chính xác qua các vị trí 0 độ, 90 độ, 180 độ và 270 độ. Nếu chỉ lệch 0,5 đến 1 độ thôi đã không còn chính xác, chiếc la kinh này không có tác dụng.
ỨNG DỤNG LA KINH TRONG BÁT TRẠCH.
Xác định hướng nhà phù hợp với mệnh gia chủ:
Bát Trạch chia thành 4 nhóm chính: Đông Tứ Mệnh và Tây Tứ Mệnh, mỗi nhóm lại chia thành 4 cung: Cung Càn, Cung Khôn, Cung Chấn và Cung Cấn.
Dựa vào mệnh của gia chủ, La Kinh được sử dụng để xác định những hướng nhà thuộc nhóm và cung phù hợp, mang lại cát lợi cho gia chủ.
Ví dụ: Người thuộc mệnh Đông Tứ Mệnh nên chọn nhà có hướng thuộc nhóm Đông Tứ Mệnh, ví dụ như hướng Đông, Đông Bắc, Nam hoặc Đông Nam.
Lập địa bàn phong thủy:
Sau khi xác định được hướng nhà phù hợp, La Kinh được sử dụng để lập địa bàn phong thủy cho ngôi nhà.
Địa bàn phong thủy sẽ thể hiện vị trí của các khu vực chức năng trong nhà như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh,… theo nguyên tắc phong thủy Bát Trạch.
Việc sắp xếp các khu vực chức năng hợp lý theo địa bàn phong thủy sẽ giúp mang lại năng lượng tích cực cho ngôi nhà, từ đó ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, tài lộc và vận may của gia chủ.
Xem xét các yếu tố phong thủy khác:
La Kinh cũng có thể được sử dụng để xem xét các yếu tố phong thủy khác trong nhà như vị trí đặt bàn thờ, hướng đặt gương, hướng đặt bể cá,…
Việc sắp xếp các vật dụng trong nhà theo nguyên tắc phong thủy sẽ giúp cân bằng năng lượng và tạo ra môi trường sống hài hòa, an khang cho gia chủ.
Ngoài ra, La Kinh còn được sử dụng trong Bát Trạch để:
Xác định hướng đặt bếp hợp phong thủy.
Xác định hướng đặt bàn học cho con cái.
Xác định hướng kinh doanh phù hợp.