Ý nghĩa: Trưng bày hồ lô sẽ mang lại nhiều điềm lành và may mắn về sức khỏe; ngôi nhà có hồ lô sẽ được thần thánh thăm viếng. Hồ lô khuyếch đại và nhân rộng tất cả những ý nghĩa may mắn của các biểu tượng khác.
Mang trang sức hồ lô có thể xua đuổi những ảnh hưởng độc hại và tai nạn
Ý NGHĨA PHONG THỦY CỦA BÁT TIÊN
Mỗi vị tiên trong bát tiên đều mang trong mình một ý nghĩa khác nhau
Hán Chung Ly
Vị tiên đầu tiên là Hán Chung Ly: Chung Ly Quyền, hiệu: Vân Phòng - đại tướng thời nhà Hán nên được gọi là Hán Chung Ly hay Hớn Chung Ly. Ông có thân hình mập mạp, bộ râu xoăn rậm rạp với trang phục là chiếc áo phanh trần để lộ bụng tròn xoe, tay cầm quạt. Hán Chung Ly là vị tiên luyện nước thánh và phẩy chiếc quạt để cứu giúp người bệnh. Với quyền năng chữa bệnh nên Hán Chung Ly thường được bày trong nhà với mòng muốn gia đình luôn có một sức khỏe tốt.
Trương Quả Lão
Vị tiên thứ hai là Trương Quả Lão - vị tiên chuyên nghề thuật sĩ và các lĩnh vực huyền bí. Hình tượng Trương Quả Lão luôn được gắn với hình ảnh ngồi ngược trên lưng chú lừa và tay cầm ống tre. Ông là biểu tượng cho sự thông thái chính vì vậy ông được tôn là một nhà hiền triết. Bày Trương Quả Lão trong nhà với dụng ý luôn ban phát sự thông thái, minh mẫn cho người cao tuổi trong gia đình.
Lã Động Tân
Vị tiên thứ ba là Lã Động Tân - là người xuất thân từ Đạo giáo nên thường sử dụng phất trần và kiếm phép. Lã Động Tân được mệnh danh là thần hộ mệnh của người bệnh chuyên dùng kiếm để loại bỏ âm khi, xua đuổi tà ma. Ngoài ra, ông còn cầm phất trần để chữa bệnh. Bày Lã Động Tân trong nhà sẽ giúp mọi người tránh được bệnh tật, tà khí.
Tào Quốc Cửu
Vị tiên thứ tư trong bát tiên có tên là Tào Quốc Cửu - em ruột của Tào Thái Hậu thời nhà Tống. Ông có nghề gõ phách nhịp nên được mệnh danh ông tổ của các kịch sĩ, diễn viên. Sau khi kết bạn với Hán Chung Ly và Lã Động Tân ông đã từ bỏ phú quý, giàu sang để tu tiên. Trang phục thường thấy của Tào Quốc Cửu đó là một chiếc áo quan toát lên vẻ trang nhã, quý phái. Đặt vị tiên này trong nhà với mong muốn con đường công danh, sự nghiệp sẽ được thăng tiến.
Thiết Quải Lý
Vị tiên thứ năm là Thiết Quải Lý, hiệu Ngưng Dương, họ Lý nên thường được gọi là Lý Ngưng Dương. Diện mạo ông trông giống một người hành khất nhưng lại là một bậc thầy về năng lực siêu phàm. Tương truyền, Thiết Quải Lý có phép thần thông, khi chết linh hồn lên thượng giới còn thân xác của ông đã bị đệ tử thiêu đốt nên khi tái sinh ông không tìm thấy thân thể của mình nên đã nhập hồn vào một người ăn mày mới chết ở gốc cây. Ông luôn mang đến may mắn cho những người cần tiền và những người đang bệnh sớm khỏe trở lại.
Hàn Tương Tử
Vị tiên thứ sáu là Hàn Tương Tử, ông sống ở đời nhà Thương, là bạn của Lã Động Tân và qua đó cũng tu tâm đắc đạo. Ông là người có thể dùng sao để thổi nên những âm thanh kì diệu vì vậy ông được mệnh danh là học sĩ thổi tiêu. Và cũng nhờ những âm thanh này mà tất cả các sinh vật đều phát triển tươi tốt khi có sự hiện diện của ông. Vì vậy, ông cũng đại diện cho hình ảnh một cuộc sống viên mãn, sung túc.
Lam Thái Hòa
Vị tiên thứ bảy là Lam Thái Hòa đương thời kể lại là do Xích cước đại tiên đầu thai với hình dáng bé trai hoặc bé gái tay xách giỏ hoa thường mặc áo xanh, một chân đi giày, một chân đi đất. Trên thực tế, không phân biệt được Lam Thái Hòa là nam hay nữ nên dân gian thường coi ông là bán nam bán nữ. Bày tiên Lam Thái Hòa trong nhà với dụng ý mang đến sức khỏe và niềm vui cho gia chủ.
Hà Tiên Cô
Vị tiên cuối cùng trong bát tiên là một người phụ nữ với tên thường gọi là Hà Tiên Cô, tên thật là Hà Quỳnh là người Quảng Châu sống ở đời nhà Thương. Bà là vị nữ tu chính xác duy nhất trong bát tiên. Hình tượng trưng của bà là cây phất trần và hoa sen. Là một người con có hiếu, một lòng phụng dưỡng mẹ già nhờ vậy bà đã được đắc đạo thành tiên. Thờ Hà Tiên Cô trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn cho những người phụ nữ trong gia đình. Ngoài ra, hình tượng hoa sen cũng biểu thị cho sự sung túc & trù phú.